Giải pháp hiệu quả giúp cha mẹ trị “bệnh lười học” của con
Nhiều phụ huynh có con lớp 6 hẳn đang rất sốt ruột khi vừa bước chân vào năm học mới, con đã mắc “bệnh lười học”. Để điều trị tận gốc “căn bệnh” này, cha mẹ cần có sự phân tích sâu sắc, không nên vội vã quy chụp lý do.
Có con gái năm nay lên lớp 6, chị H.T (Hà Nội) chia sẻ: “Ở Tiểu học, con thuộc top học sinh Khá- Giỏi trong lớp và luôn tự giác học tập, được thầy cô tuyên dương nhiều lần. Nhưng sau một mùa hè, vừa bước chân vào năm học đầu tiên của cấp 2 con đã thể hiện tính ương bướng, khác hẳn trước kia. Thêm vào đó là biểu hiện lười học, nhiều lần nói dối không có bài tập bị mẹ phát hiện thì ngay lập tức cãi lại rồi bỏ vào phòng riêng. Thật sự không biết phải làm thế nào nữa!”
Để giải quyết được vấn đề này, phụ huynh nên dành thời gian phân tích, tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến con mất hứng thú học tập, từ đó tìm ra phương pháp để áp dụng cho từng trường hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân và phương pháp trị “bệnh lười học” phổ biến:
Điều gì làm con mất hứng thú đối với việc học?
Khi thấy con trốn tránh việc ngồi vào bàn học, thậm chí nói dối cha mẹ để không phải làm bài tập, liệu có bao nhiêu phụ huynh tự đặt ra câu hỏi về nguyên nhân và chủ động đi tìm câu trả lời?
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nảy sinh sự chán ghét đối với học tập. Đặc biệt, ở năm học đầu tiên của bậc THCS, các bé gái đã bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Đây là thời điểm con có những thay đổi về tâm sinh lý, cũng như gặp rắc rối trong chuyện tình cảm, bạn bè. Thay vì học, con thích dành thời gian để buôn chuyện, tâm sự cùng các bạn. Bởi vậy, việc học đã không còn là mối bận tâm duy nhất của con.
“Bệnh lười học” ở trẻ có thế xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Bên cạnh đó, đối với nhiều trẻ, học không phải là hành trình tìm kiếm tri thức một cách tự do, thoải mái mà mang tính chất nghĩa vụ, công việc bắt buộc phải hoàn thành. Nếu không phải là cha mẹ ép buộc thì cũng là thầy cô giáo giao cho. Điều này dẫn đến hiện tượng học sinh mất hứng thú trong học tập, chỉ hoàn thành bài tập một cách chống đối.
Ngoài ra, chương trình học lớp 6 có tổng cộng 13 môn học, gấp đôi số lượng môn học ở bậc Tiểu học. Nhiều học sinh không theo kịp chương trình trên lớp, sinh ra chán học, lười học. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời và cho con bổ sung kiến thức thiếu hụt, học sinh sẽ mất gốc trầm trọng.
Đâu là giải pháp trị dứt điểm “lười học”?
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến bệnh lười học, cha mẹ hãy dựa vào một vài gợi ý dưới đây để đưa ra hướng giải quyết phù hợp với con.
-
- Không nhắc con học: Học là việc của con, không phải của cha mẹ. Cha mẹ hay nhắc nhở con học sẽ dẫn tới việc trẻ ỷ lại, đợi cha mẹ nhắc mới chịu học. Chính phụ huynh là những người làm con mất đi tinh thần tự giác. Vậy nên, phụ huynh hãy ngưng việc thúc giục con ngồi vào bàn học!
- Đưa ra khung hình phạt nếu con không hoàn thành nhiệm vụ: Thay vì liên tục nhắc nhở con phải làm cái này, cái kia. Cha mẹ có thể cùng con thiết lập một thời gian biểu hợp lý, cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi, sau đó, đưa ra thoả thuận rằng nếu con không thực hiện đúng theo, con sẽ phải chấp nhận chịu phạt . Bên cạnh đó, khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phụ huynh cũng đừng tiếc lời khen, hãy cho con biết cha mẹ hạnh phúc thế nào khi thấy con tự giác học.
- Không so sánh con với những đứa trẻ khác: Đối với những đứa trẻ đang ở tuổi dậy thì, đây là hành động xúc phạm nặng nề. Con là một cá thể độc lập, có vô số tài năng và ưu điểm mà chính bản thân con cũng chưa khám phá hết. Việc cha mẹ so sánh con với người khác sẽ làm con giảm mất sự tự tin, trở nên rụt rè và luôn mang mang suy nghĩ mình là kẻ thất bại.
- Cho con quyền lựa chọn hình thức học thêm: Việc học thêm theo lớp học truyền thống có thể không đem lại cho con niềm hứng khởi và khiến con trở nên sao nhãng. Cha mẹ hãy để con toàn quyền quyết định hình thức học thêm cho mình.
Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình học 2019 – 2020, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HTC qua hotline 091 485 99 86 để được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí!